?? A2 (LNT) – LEÇON 3 : NGỮ PHÁP BÀI HỌC
?1. ĐẠI TỪ NHẤN MANH – PRONOMS TONIQUES
?- Đại từ nhấn mạnh có các ngôi tương ứng với đại từ nhân xưng :
Je => Moi (Tôi)
Tu => Toi (Bạn)
Il => Lui (Anh ấy)
Elle => Elle (Chị ấy)
Nous => Nous (Chúng tôi)
Vous => Vous (Các bạn)
Ils => Eux (Các anh ấy, họ, chúng nó – là nam)
Elles => Elles (Các chị ấy, họ, chúng nó – là nữ)
?- Đại từ nhấn mạnh được dùng trong các trường hợp sau:
--- Khi chỉ có duy nhất một đại từ hoặc sau từ dẫn « C’est ».
Ví dụ : Qui a fait ça ? – (Ai đã làm điều đó ?)
Moi ! hoặc c’est moi ! – (Tôi đấy)
Toi ! hoặc c’est toi ! – (Bạn đấy)
Lui ! hoặc c’est lui ! – (Anh ta đấy)
--- Sau một giới từ chúng ta sẽ sử dung đại từ nhấn mạnh :
Ví dụ :
+ Il travaille avec moi. – (Anh ấy làm việc với tôi)
+ Elle habite chez toi ? – (Cô ấy ở nhà cậu à ?)
+ Nous dinons sans lui. – (Chúng tôi ăn tối mà không có anh ấy)
--- Khi đại từ được nhấn mạnh (Thường đứng trước – aussi, – non plus/ hoặc là sau – pas) :
Ví dụ :
+ Tu es seul ? Moi aussi. – (Cậu một mình à ? Tớ cũng vậy)
+ Elle n’est pas là et lui non plus. – (Chị ấy không có ở đó và anh ấy cũng không)
+ Qui aime le jazz ? – Pas moi ! – (Ai thích nhạc jazz ? – Tôi không thích)
--- Khi nhấn mạnh một đại từ hay một danh từ :
Ví dụ :
+ Moi, je suis vietnamienne, et elle, elle est française ? – (Tôi là người Việt còn cô ấy là người Pháp)
+ Moi, je parle, et lui, il écoute. (Tôi nói còn anh ấy nghe)
+ Je ne connais pas Monsieur Aldo mais ses enfants, eux, je les connais bien. – (Tôi không biết ông Aldo nhưng tôi biết rõ các con của ông ấy)
--- Sau « ou », « et », « ni » :
Ví dụ :
+ Les enfants et moi, nous avons passé l’après-midi au zoo. – (Bọn trẻ và tôi đã ở sở thú cả buổi chiều)
+ Ni lui ni elle ne parlent français. – (Anh ấy và cô ấy không ai nói tiếng pháp)
?2. GIỚI TỪ + TÊN NƯỚC hoặc THÀNH PHỐ (PRÉPOSIOTIONS + NOM DE PAYS ET DE VILLE)
?EN + tên nước giống cái số ít/ và tên nước giống đực số ít nhưng bắt đầu bằng một nguyên âm
– Tên nước giống cái (thường kết thúc bằng –e): La France, l’Espagne, l’Italie, la Turquie, l’Angleterre, ...
=> J’habite en France/ en Espagne/ en Italie/ en Turquie/ en Angleterre
Lưu ý : một số tên nước kết thúc bằng –e nhưng là giống đực : Le Mexique, le Cambodge, le Mozambique.
– Tên nước giống đực bắt đầu bằng nguyên âm : l'Iran, l'Irak, l'Israel
=> J’habite en Iran/ en Irak
?AU + tên nước giống đực số ít băt đầu bằng phụ âm :Vietnam, Portugal, Bresil, Perou, Laos, Japon, ...
=> J’habite au Vietnam/ au Japon
?AUX + tên nước số nhiều: les Etats-Unis, les Philippines, ...
=> J’habite aux Etats-Unis/ aux Philippines
?À + tên thành phố
Trước tên thành phố, chúng ta luôn luôn sử dụng giới “à” : Hanoi, Paris, Berlin, Londres, ...
=> j'habite à Hanoi/ à Londres
‼️Trường hợp ngoại lệ : sử dụng giới từ « à » trước tên các nước : à Cuba, à Madagasca, à Chypre, à Monaco, à Hongkong, à Singapore.
?3. TRẠNG TỪ CHỈ TẦN SUẤT – LES ADVERBES DE FREQUENCE:
- Trạng từ tần suất là một trong những dạng của trạng từ trong tiếng Pháp. Trạng từ chỉ tần suất diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động.
- Cũng giống như các trạng từ khác, trạng từ chỉ tần suất không thay đổi và thường đứng sau động từ.
- Các trạng từ chỉ tần suất : Toujours, souvent, parfois, quelques fois, de temps en temps, rarement, jamais...
VÍ DỤ :
?- Toujours (++++++) – luôn luôn:
Je trie toujours mes déchets. – (Tôi luôn luôn lựa rác)
?- Souvent (++++) – Thường xuyên:
Il mange souvent à la cantine. – (Anh ấy thường xuyên ăn ở căng tin)
?- Parfois / Quelquefois / De temps en temps (+++) – Thỉnh thoảng:
Il va parfois à l’école en bus. – (Thỉnh thoảng cậu ấy đi bus tới trường)
?- Rarement (Hiếm khi) / Presque jamais (avec une phrase négative) (gần như không bao giờ - sử dụng trong câu phủ định) (++) :
J’utilise rarement l’ordinateur. – (Tôi hiếm khi sử dụng máy tính)
Je ne joue presque jamais aux jeux vidéo. – (Tôi gần như không bao giờ chơi trò chơi video)
?- Jamais (avec une phrase négative) – « Không bao giờ » xuất hiện trong câu phủ định:
Je ne prends jamais de bain. – (Tôi không bao giờ tắm bồn)
?4. TRẠNG TỪ CHỈ MỨC ĐỘ - LES ADVERBES D’INTENSITE :
- Trạng từ chỉ mức độ bổ nghĩa cho động từ, cho danh từ, cho tính từ, hoặc cho một trạng từ khác ; và diễn đạt các mức độ khác nhau của hành động, đặc điểm (của sự vật, sự việc) mà nó bổ nghĩa.
- Một số trạng từ chỉ mức độ thường dùng : très (rất), beaucoup (nhiều), trop (quá), assez (đủ), peu/ un peu (ít),...
VÍ DỤ :
+ Il marche beaucoup. – Anh ấy đi bộ nhiều. (ở đây trạng từ beaucoup bổ nghĩa cho động từ marcher)
+ Tu parles trop. – Cậu nói nhiều quá. (ở đây trạng từ trop bổ nghĩa cho động từ parler)
+ Nous regardons un très bon film. – Chúng tôi xem một bộ phim rất hay. (ở đây trạng từ très bổ nghĩa cho tính từ bon)
+ Il n’est pas trop tard. – Không có quá trễ (ở đây trạng từ trop bổ nghĩa cho tính từ tard)
Chúc các bạn học tốt ;) ???
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn